Triệu chứng nổi mề đay và cách phòng tránh bệnh

Bệnh mề đay hay còn gọi là bệnh phong ngứa, là chứng bệnh do dị ứng, viêm da ngây nên. Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, do tiếp xúc với hóa chất và các loại thực phẩm gây dị ứng là những nguyên nhân gây nổi mề đay mẩn ngứa phổ biến.

Bệnh nổi mề đay tưởng chừng không gây nguy hiểm tuy nhiên nó có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng khi các cơn nổi mề đay cấp tính tái phát. Các triệu chứng nguy hiểm như tức ngực, khó thở, sưng lưỡi gây chặn đường khí quản, viêm phổi… lúc này người bệnh cần được đưa đi đến bệnh viện cấp cứu.

 

Tùy vào mức độ của bệnh nổi mề đay mà người bệnh có thể đưa ra các biện pháp phòng tránh. Để hiểu rõ hơn về các cấp độ của bệnh nổi mề đay, các chuyên gia gia liễu đã đưa ra 4 mức độ của bệnh nổi mề đay như sau.

4 mức độ của bệnh nổi mề đay thường găp.

Dưới đây là 4 triệu chứng bệnh nổi mề đay thường gặp giúp bạn đánh giá được mức độ bệnh của mình để đưa ra các biện pháp sử lý an toàn và nhanh chóng.

- Biểu hiện nổi mề đay cấp độ 1.

Cấp độ 1 là cấp độ thông thường, thường gặp khi tiếp xúc với hóa chất, côn trùng gây nên. ở cấp độ này người bệnh chỉ xuất hiện những nốt sần nhỏ ở 1 vùng da và gây ngứa. Sau một thời gian sẽ hết.

Triệu chứng mề đay cấp độ thứ 2:

Người bệnh xuất hiện các hiện tượng phù: phù mí mắt, lưỡi, môi, niêm mạc… có thể có cảm giác ngứa hoặc không.

Dấu hiệu nổi mề đay cấp độ thứ 3:

Da dễ bị kích ứng: ví dụ như người bệnh chỉ cần cọ lên da bằng một vạt nhỏ thì ngay lập tức một lúc sau thì ngay chỗ da bị cọ lên sẽ xuất hiện những vết sần có màu hồng và có cảm giác ngứa rất khó chịu.

Dấu hiệu nổi mề đay cấp độ thứ 4:

Ở cấp độ này, sẽ xuất hiện hiện tượng Quinncke. Đây là cấp độ bệnh nặng của bệnh nổi mề đay mẩn ngứa. Niêm mạc của đường hô hấp khi bị tổn thương có thể gây khó thở, tổn thương ở niêm mạc dạ dày của người bệnh sẽ gây ra nhưng cơn đau bụng. Nếu như xuất hiện triệu chứng phù ở lưỡi hay thanh quản hầu sẽ gây nên suy hô hấp, trong trường hợp này bệnh nhân sẽ phải đi cấp cứu ngay nếu không sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng. Bên cạnh đó, bệnh mề đay có thể kèm theo những dấu hiệu như đau khớp, sốt, nhức đầu, rối loạn bộ phận tiêu hoá và nặng hơn là truỵ tim mạch cần phải có phương pháp điều trị kịp thời không sẽ có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh nổi mề đay.

Để giúp người bị mắc bệnh nổi mề đay phòng tránh bệnh nổi mề đay một cách hiệu quả cũng như không làm tình trạng bệnh trở nên các chuyên gia gia liễu khuyến cáo người bệnh nên bổ sung cho cơ thể những loại thực phẩm sau.

- Bổ sung nhiều rau xanh vào cơ thể.

Rau xanh và các thực phẩm có chứa nhiều nước và các vitamin C, A, E sẽ giúp cho bệnh nổi mề đay giảm nhanh chóng, tăng cường sức đề kháng của làn da, bảo vệ làn da hiệu quả.

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

Việc cung cấp nước cho cơ thể đủ rất quan trọng, giúp làn da không bị khô, cung cấp nước cho làn da, ngăn ngừa triệu chứng ngứa

Nên sử dụng các loại nước ép trái cây mỗi ngày như nước ép vitamin từ các loại trái cây như cam, quýt, dưa hấu, táo, dưa leo, cà rốt.

- Đối với người bị mắc chứng bệnh nổi mề đay do dị ứng thời tiết thì người bệnh nên tránh tiếp xúc với nước lạnh.

- Không ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, có tiền sử dị ứng với các loại thực phẩm đặc biệt là hải sản.

- Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá

- Sử dụng các loại thuốc chỉ định của bác sĩ nhằm giúp giảm thiểu việc tiết hasamin của làn da.

Hy vọng với những cách phòng tránh và thông tin về triệu chứng của bệnh trên sẽ giúp nhiều người bệnh hiểu hơn về chứng bệnh này.

Nguồn: Bệnh nổi mề đay có nguy hiểm không http://www.chuabenhmeday.net/benh-me-day-co-nguy-hiem-den-tinh-mang.html