Điểm nhanh 5 bài thuốc đông y trị nổi mề đay triệt để

Mề đay là một chứng bệnh về da phổ biến, có nhiều nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa mề đay. Thế nhưng theo các chuyên gia da liễu thì nguyên nhân gây bệnh được cho là do di truyền, thời tiết, tiếp xúc hóa chất và môi trường.
Biểu hiện của bệnh mề đay thường là những triệu chứng như nổi ban đỏ, xuất hiện mụn nước gây ngứa khó chịu. Những vết ban đỏ và mụn này ngày càng lan rộng gây ngứa nhiều hơn khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu.
 
- Gãi có thể gây tình trạng bội nhiễm nếu không vệ sinh sạch sẽ
 
- Không gãi thì gứa rất khó chịu.
 
Chính vì thế mà mỗi lần thay đổi thời tiết các triệu chứng bệnh nổi mề đay tái phát là người bệnh cảm thấy khó chịu gây ảnh hưởng đến sinh hoạt.
 
Nếu như cắn bệnh nổi mề đay cấp tính kéo theo từng đợt thì mãn tính nó lại dai dẳng và khó chữa hơn rất nhiều.
 
 
Làm thế nào để điều trị bệnh  mề đay bằng đông y hiệu quả.
 
Phương pháp điều trị bằng đông y là phương pháp cổ truyền đã có từ rất lâu. Phương pháp này thời gian điều trị tuy có lâu hơn so với việc dùng phương pháp tây y. Thế nhưng nó lại không gây tác dụng phụ và phù hợp với nhiều người.
 
Trong đông y để điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa thì trước tiên cần phải giải độc cơ thể, khắc phục yếu tố phong hàn, không để khí hàn xâm nhập vào cơ thể. Điều trị bằng phương pháp đông y hiệu quả lâu hơn so với phương pháp tây y tuy nhiên nó lại lành hơn, không gây tác dụng phụ.
 
Top 5 bài thuốc đông y điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa
 
Bài thuốc 1:
 
Nguyên liệu:
 
Thang thuốc 1:  Quế chi, bạch chỉ 8g mỗi vị; kinh giới, lá đơn, ý dĩ 16g mỗi  vị; tô tử, đan sâm, phòng phong 12g, tế tân, sinh khương 6g mỗi vị.
 
Mỗi ngày sử dụng 1 thang, sắc với 350ml nước đến khi còn 100ml để uống. Sắc làm 2 lần uống 2 lần trên/ngày/ Áp dụng khoảng 2 tháng bệnh sẽ thuyên giảm.
 
Thang thuốc 2:
 
Nguyên liệu:
 
 6g gừng tươi, ý dĩ 10g, tía tô, thổ phục linh 12g mỗi vị, ké đầu ngựa, kinh giới 16g, thổ phục linh 12g, lá lốt, quế chi mỗi vị 8g.
 
Đem thuốc bỏ vào nồi sắc với 350ml nước, cho đến khi còn 1 bát con, đem uống hết trước mỗi bữa ăn 30 phút. Nên uống nóng, nếu trời lạnh có thể hâm lại. Đem thuốc sắc lại lần nữa rồi uống vào buổi tối rồi bỏ đi.
 
Thang thuốc 3:
Nguyên liệu:
 
Thuyền thoái, cam thảo, kinh giới, phòng phong 6g mỗi vị; đan bì, sinh địa,  lá đơn, ngưu bàng, đại thanh diệp,  kim ngân hoa, liên kiều, bèo cái 10g mỗi vị.
 
Thang thuốc này sử dụng giống thanh thuốc trên, uống ngày 2 lần vào buổi trưa và chiều tối.
 
Sử dụng khoảng từ 2 tháng sẽ cho kết quả tốt.
 
Thang thuốc 4:
 
Nguyên liệu:
 
Phần lá bèo cái, bồ công anh 12g mỗi vị; kim ngân hoa gia giảm 16-20g, lá dâu, ké đầu ngựa, thổ phục linh, kinh giới 16g mỗi vị, cam thảo, mã đề  8g mỗi vị và rễ cỏ tranh 10g.
 
Bài thuốc 3,4 dùng cho người bị mề đay, phong nhiệt mỗi ngày sắc uống 2 lần. Nên uống khi nguội.
 
Thang thuốc 5:
 
Nguyên liệu:
 
Hoạt thạch, xích thược, bội lan, hoàng cầm, linh bì 10g mỗi vị; bồ công anh, kim ngân hoa 15g mỗi vị, hậu phác, trần bì, cam thảo 6g mỗi vị.
 
Bài thuốc thích hợp với những người bị mắc bệnh nổi mề đay có màu hồng đậm hoặc đỏ.những người bị mề đay cấp tính và thường phát bệnh vào buổi chiều. Cơ thể cảm thấy khó chịu.
 
Trên đó là 5 bài thuốc phổ biến được dùng để điều trị bệnh mề đay bằng đông y. Hy vọng với 5 bài thuốc này sẽ giúp bạn điều trị khỏi căn bệnh này.
Thông tin thêm: Xin hỏi bệnh nổi mề đay có lây không ?